Blockchain là gì? Bạn hiểu công nghệ này đến đâu?

  • Blockchain là gì? Hiện nay có nhiều người vẫn nghĩ rằng Blockchain là một công cụ để tạo ra tiền kỹ thuật số như Bitcoin hay Ethereum. Tuy nhiên, Blockchain còn làm được nhiều hơn thế.
  • Blockchain hiểu một cách đơn giản nó là một công nghệ ghi chép thông tin vào sổ cái, nó cho phép truyền tại dữ liệu thông qua hệ thống mã hóa cực kì an toàn.
  • Công nghệ này ra đời được lập trình để có thể ghi lại và theo dõi bất cứ thứ gì từ giao dịch tài chính, hồ sơ y tế hay rất nhiều thứ khác.
  • Một ví dụ có thể hiểu rõ Blockchain là gì là hãy so sánh với một sổ kế toán của một công ty. Loại sổ này chỉ do một hoặc một nhóm người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm quản lý, đồng nghĩa với việc chỉ những người có quyền mới có thể ghi chép vào cuốn sổ này.
  • Đôi khi những thông tin sai từ lợi ích nhóm gây ra có thể phát sinh những thiệt hại. Mặt khác, đối với công nghệ Blockchain, thông tin được ghi lại luôn ở trạng thái công khai cho các thành viên trong mạng lưới. Điều này hạn chế được các tiêu cực do lợi ích nhóm có thể tạo ra.

Các đặc điểm và ưu điểm vượt bậc của công nghệ Blockchain?

  • Blockchain là một công nghệ lưu trữ dữ liệu tuyệt vời khi truyền tải dữ liệu mà không cần sự xác nhận của trung gian bởi công nghệ Blockchain tồn tại nhiều nút độc lập có chức năng xác nhận.
  • Công nghệ Blockchain có tính năng bảo vệ tuyệt vời và an toàn khi các thông tin trong công nghệ này không thể thay đổi, chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trên hệ thống. Nó cho phép tất cả mọi người đều biết được các thông tin của nhau, tuy nhiên những thông tin riêng tư thì vẫn được bảo mật tuyệt đối. Chính vì tính năng đó, mức độ bảo mật và minh bạch của Blockchain cực cao.
  • Một khi các thông tin được lưu trữ trong Blockchain thì không ai có thể phá hủy nó, nó sẽ tồn tại mãi mãi.
  • Bitcoin hay ETH được xây dựng dựa trên Blockchain.

 

Nguyên lý hoạt động của Blockchain là gì? Ứng dụng này hoạt động như thế nào

Đã bao giờ bạn tự hỏi, Blockchain hoạt động như thế nào mà tính bảo mật của nó lại cao đến như vậy? Hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi nguyên lý hoạt động của Blockchain là gì ngay sau đây nhé!

Đơn vị lưu trữ dữ liệu của Blockchain được gọi là Block, nó được đóng gói lại một khối và khối này sẽ được khóa lại bằng thuật toán mã hóa và không bao giờ có thể mở ra và thay đổi được.

Các khối dữ liệu này sao khi được khóa, chúng nó sẽ được liên kết lại bằng các “mắt xích”. Chính vì vậy Blockchain còn có tên gọi là chuỗi các khối.

Có nhiều người thắc mắc, khi đã khóa và không được thay đổi dữ liệu thì việc thêm dữ liệu hay sửa đổi vào các khối đấy sẽ được thực hiện như thế nào? Thì lúc này người ta sẽ tạo nên một khối mới, tại khối mới đấy sẽ được ghi tên người chỉnh sửa cùng với thời gian cụ thể. Chính vì vậy nguyên tắc của Blockchain là không được chỉnh sửa và xóa, chỉ được bổ sung.

Điều thú vị và đặc biệt của Blockchain là không lưu giữ thông tin duy nhất từ sổ cái mà nó được phát tán ra mạng lưới máy tính rộng lớn. Việc lưu giữ thông tin phi tập trung sẽ đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu.

Khối đầu tiên của Blockchain được gọi là khối khởi nguồn (hay còn được gọi là Genesis Block).

Blockchain có ba phiên bản đó là 1.0, 2.0 và 3.0. Tại phiên bản điều tiên đó là các tiền điện tử, theo thống kê hiện nay có hơn 700 đồng tiền điện tử tương tự như bitcoin đang hoạt động. Phiên bản thứ hai là các hợp đồng còn phiên bản 3.0 là ứng dụng cho tất cả lĩnh vực trong cuộc sống.

Cấu trúc của Blockchain là gì? Một khối của Blockchain gồm 4 phần phổ biến đó là mã băm, dữ liệu giao dịch, dấu thời gian và mã băm khối trước. Mã băm được coi là “chứng minh nhân dân” của khối đấy và đảm bảo không trùng với bất kì khối nào.

Dữ liệu giao dịch và dấu thời gian là những dữ liệu quan trọng được lưu giữ và thời gian khối được lưu giữ. Mã băm khối trước đây là kĩ thuật liên kết các khối lại với nhau, đây là mã băm liền trước của khối này.

Cơ chế liên kết của Blockchain là gì? Cơ chế liên kết sẽ là khối sau sẽ chứa mã của khối trước và liên tiếp nối nhau như vậy. Nếu hacker cố tình thay đổi một mã băm trên một khối, thì mã băm của khối đấy sẽ bất hợp lệ và chuỗi bị phá vỡ.

Cách duy nhất để cho mã hợp lệ thì hacker buộc phải đưa mã mới từ khối hiện tại sang đến “mã băm khối trước” của khối liền sau và cứ tiếp tục như thế hacker phải sửa đổi liên tục. Chính vì cơ chế như vậy, blockchain bảo mật rất là cao.

Không chỉ vậy, để bảo mật thông tin, blockchain có một cơ chế đố là “đồng thuận phi tập trung”. Cơ chế này được giải thích là tất cả các máy tính của hệ thống sẽ chứa một bản sao của chuỗi, nếu sửa đổi một máy thì điều này không có ý nghĩa gì cả. Hacker phải tiến hành giả mạo trên 51% máy khác.

Blockchain sử dụng hai công cụ để tăng cường tính bảo mật đó là hàm băm và mã hóa khóa công khai RSA (thuật toán mã hóa bất đối xứng).

Ứng dụng của Blockchain hiện nay là gì?

Chính vì những tính năng tuyệt vời, Blockchain hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như hợp đồng thông minh, tài chính, tiền điện từ, y tế hay lĩnh vực tài chính và rất nhiều lĩnh vực khác trong xã hội.

Có thể nói, kỷ nguyên 4.0 hiện nay với sự phát triển của công nghệ số nói chung và Blockchain nói riêng, cuộc sống của con người đang tiện nghi và dễ dàng hơn.