Tiền của hệ thống này được gọi là Đô-la Diem (trước đây là Libra). Diem sẽ được hỗ trợ bởi một rổ tiền stablecoin. Vậy, đâu là những điều ta cần biết về đồng tiền điện tử của Facebook? Hãy tìm hiểu tiếp.
Giới thiệu
Thanh toán điện tử là một lĩnh vực có rất nhiều “đất” phát triển. Điện thoại thông minh ngày một rẻ hơn, mang tới cơ hội cho nhiều người tiếp cận. Phần lớn các hoạt động kinh tế đang diễn ra sôi động trên môi trường trực tuyến. Các công ty như Paypal, Visa và MasterCard đã và đang cung cấp rất nhiều các dịch vụ tài chính, thanh toán điện tử. Thế giới tiền mã hóa cũng đang cố gắng xây dựng các sản phẩm xoay quanh lĩnh vực này.
Điểm mạnh của Facebook là sở hữu sẵn một tập người dùng rất lớn. Nói “rất lớn” có lẽ vẫn là một cách diễn đạt khiêm tốn. Theo số liệu quý 3 năm 2020, Facebook có khoảng 2,7 tỷ người dùng đang hoạt động hàng tháng. Đây là lợi thế lớn để hệ thống thanh toán sắp ra mắt của họ nhanh chóng đạt được thành công.
Facebook Libra (Diem) là gì?
Libra (đổi tên thành Diem) là một hệ thống thanh toán dựa trên blockchain được Facebook đề xuất vào năm 2019. Nó giúp những người không có tài khoản ngân hàng có quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính. Một số thành viên sáng lập quan trọng nhất của hệ thống này được kể đến là Morgan Beller, David Marcus và Kevin Weil.
Ban đầu, Diem được dự kiến ra mắt vào năm 2020, nhưng nó đã bị lùi lại do nhiều lý do và khả năng cao sẽ ra mắt vào năm 2021.
Libra sẽ được điều hành bởi Hiệp hội Libra (đổi tên thành Hiệp hội Diem), là một tổ chức thành viên độc lập có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Các thành viên hiệp hội bao gồm một số công ty từ lĩnh vực blockchain, công nghệ, thanh toán, viễn thông, nhà đầu tư mạo hiểm và các tổ chức phi lợi nhuận.
Các thành viên của Hiệp hội Libra chịu trách nhiệm về các quyết định quản trị, giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán Libra, các dự án được xây dựng trên blockchain Libra và cung cấp các khoản tài trợ. Facebook đặt mục tiêu sẽ có 100 thành viên trong hiệp hội này khi ra mắt.
Đồng Libra của Facebook có phải là tiền mã hóa không?
Libra được xây dựng dựa trên blockchain và nó sử dụng công nghệ mật mã. Tuy nhiên, thuật ngữ tiền mã hoá thường ngụ ý các thuộc tính cụ thể mà Libra hiện không có.
Libra của Facebook sẽ hoạt động như thế nào?
Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra với một blockchain được cấp phép. Để sử dụng nó, bạn sẽ cần sự cho phép của người đang kiểm soát mạng. Hoặc cụ thể hơn, các ứng dụng bạn sử dụng sẽ cần quyền truy cập đặc biệt.
Libra của Facebook là phi tập trung hay tập trung?
Theo nhiều chuyên gia, các blockchains được cấp phép không thể phi tập trung như các “đồng nghiệp” không cần câp phép. Vì suy cho cùng, chúng giống với cơ sở dữ liệu của các công ty truyền thống hơn.
Hệ thống thanh toán Libra
Libra của Facebook có thể thay thế Bitcoin?
Hiện tại, rõ ràng là Libra và Bitcoin về cơ bản là khác nhau và rất có thể chúng sẽ cùng tồn tại trong tương lai. Mặc dù cả hai đều có thể được coi là hệ thống thanh toán điện tử, nhưng chúng phục vụ cho các trường hợp sử dụng khác nhau.
Tương lai của Libra (Diem) là gì?
Facebook đã phải đối mặt với một số chỉ trích sau những công bố lần đầu tiên về Libra, đặc biệt là từ các ngân hàng trung ương, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý. Vẫn còn phải xem liệu họ có thể kết hợp các ứng dụng của blockchain vào việc tạo ra một hệ thống Libra thành công hay không.
Tổng kết
Libra là một hệ thống thanh toán do Facebook đề xuất dựa trên một blockchain được cấp phép. Nó nhằm mục đích mang lại các dịch vụ tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng, sử dụng dịchh vụ tài chính thông qua các ứng dụng truyền thông xã hội của Facebook.