Hiểu theo cách đơn giản, Metaverse là một không gian ảo, một thế giới kỹ thuật số, nơi mà bất cứ thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng đều có thể tồn tại. Chúng ta có thể sử dụng nó để rộng các giác quan về thị giác, âm thanh và xúc giác, kết hợp các vật phẩm kỹ thuật số vào thế giới thực hoặc nhập vai vào môi trường 3D bất cứ khi nào chúng ta muốn.

Nguồn gốc của Metaverse

Định nghĩa về Metaverse đã được xuất hiện vào những thời kỳ đầu của Internet, nó được đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết “Snow Crash” ra mắt vào năm 1992 của nhà văn Neil Stephenson, sau đó nó đã được tái hiện trong bộ phim “Ready Player One” của Ernest Klein. Nội dung nói về một cuộc sống ảo trong thế giới số tồn tại song song với thế giới thực bên ngoài.

Nếu hiểu theo nghĩa đen thì Meta có nghĩa là “Beyond hay vượt ra ngoài”, còn Verse là viết tắt của từ Universe – Vũ trụ, thế nên chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng Metaverse là một khái niệm nằm ngoài vũ trụ thực. Metaverse có thể được xem như là một thế giới mở, người tham gia có thể xây dựng và sống trong thế giới đó.

Metaverse được xem là một bước đột phá công nghệ của tương lai, tuy nhiên những ý tưởng công nghệ mang tính vượt bậc ấy lại rất trừu tượng và khó có thể định nghĩa một cách chính xác trước khi chúng được áp dụng rộng rãi. Điển hình có thể kể đến là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như IOT ( Internet of Thing ), điện toán đám mây hay sharing economy… đang dần được ứng dụng rộng rãi trong đời sống chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được chúng.


Tính năng cốt lõi của Metaverse

Từ định nghĩa của Metaverse, ta có thể hiểu được một số tính năng cốt lõi của nó là:

  • Sự bền vững
    Metaverse là một hệ thống bền vững liên tục cung cấp dịch vụ và nội dung cho một hệ sinh thái ngày càng phát triển và phong phú.
  • Tính thực tế
    Mục đích của Metaverse là xây dựng một không gian chia sẻ ảo bên ngoài thế giới thực. Vì vậy, nó phải đi kèm với công nghệ VR, AR thậm chí cả công nghệ giao diện não-máy tính, sở hữu các tính năng chia sẻ ảnh 3 chiều đem lại cảm giác tương tác và nhận dạng theo thời gian thực.
  • Tính mở rộng
    Cũng giống nhưu Internet, Metaverse cho phép người dùng có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào. Đồng thời nó cũng là không gian mở cho phép sự sáng tạo trở nên không giới hạn.
  • Hệ thống kinh tế
    Đây là điểm cốt lõi hoàn thiện cho Metaverse. Trong đó, người tham gia có thể dịch chuyển tài sản của mình giữa thế giới thực và Metaverse một cách dễ dàng, cũng như có thể dựa trên việc có những cải tiến sáng tạo đột phá trong đó để tích luỹ và gia tăng tài sản cho mình.

Sự phát triển của Metaverse

Metaverse không phải là một khái niệm xuất hiện bộc phát, nó là một trí tưởng tượng tốt dựa trên sự phát triển và tiến hóa của khoa học và công nghệ. Để có sự phân loại cụ thể và chính xác hơn về hệ sinh thái công nghiệp và quy luật phát triển trong tương lai, điều cơ bản là phải hiểu lịch sử phát triển của Metaverse.

Trong sự phát triển của Metaverse, ta có thể kể đến ba thành phần cốt lõi sau:

  • Internet: Cơ sở hạ tầng cho kết nối ảo
    Internet là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của Metaverse. Nó cung cấp khả năng kết nối mạng để tạo thành cơ sở hạ tầng cho những kết nối ảo của metaverse. Có thể coi đây là sự tiến hóa tiếp theo của Internet.
  • Hệ thống phần cứng VR, AR
    VR là viết tắt của thực tế ảo, dùng để chỉ công nghệ mô phỏng để tạo ra và trải nghiệm thế giới ảo. AR là viết tắt của thực tế tăng cường, là công nghệ tích hợp thông tin ảo với thế giới thực để đạt được trải nghiệm giác quan siêu thực.
    Mặc dù sự phát triển ban đầu của công nghệ VR / AR có thể bắt nguồn từ những năm 1950 và 1960, nhưng mãi cho đến năm 2012 nó mới được giới thiệu tới công chúng với thiết bị VR gắn trên đầu Oculus và thiết bị AR Google Glass.
  • Blockchain: Một hệ thống kinh tế mở và minh bạch
    Với bối cảnh hiện nay, ngành công nghiệp Metaverse đang có sự tham gia của rất nhiều công ty công nghệ lớn bao gồm cả phần cứng, phần mềm, blockchain, gaming,… Tuy nhiên các nền tảng này lại thiếu đi khả năng tương tác với nhau. Ví dụ anh em không thể trao đổi các vật phẩm có giá trị trong Fortnite sang một vật phẩm tương tự trong Minecraft được.
  • Khả năng tương tác của Blockchain: các tài sản trên các blockchain khác nhau có thể dễ dàng di chuyển qua lại thông qua cầu nối Cross-chain.
  • Khả năng mở rộng: Các blockchain hiện tại như Avalanche, Solana, Polkadot đều sở hữu khả năng mở rộng rất lớn.
  • Tính cá nhân hóa của blockchain được thể hiện thông qua các NFTs – token độc nhất và không thể thay thế.
  • Khả năng bảo mật, minh bạch: Công nghệ Blockchain là nơi giúp bảo mật tài sản số của người dùng tránh khỏi những đợt tấn công của hacker.

Mặt khác với sự phát triển của DeFi như một cầu nối trung gian thúc đẩy các hoạt động kinh tế của công nghệ Blockchain. Nó đã đáp ứng mọi mặt nhu cầu của một hệ thống tài chính phi tập trung.
Anh em có thể hình dung khi có nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hóa trên Metaverse, ở đó đã có các sàn giao dịch phi tâp trung DEX hoặc các marketplace. Khi anh em cần vay hoặc cho vay vốn, các mô hình Lending & Borrowing Protocol có thể dễ dàng thực hiện.

Metaverse và ngành công nghiệp Gaming

Cuốn tiểu thuyết Ready Player One của Ernest Cline và bộ phim kinh dị CGI cùng tên của Steven Spielberg đã đưa ra một bản phác thảo về cách trò chơi điện tử sẽ dẫn đến việc tạo ra metaverse.
Nhân vật chính Wade sống trong một tương lai lạc hậu, khi dân số trở nên khủng hoảng, biến đổi khí hậu và một loạt các vấn đề khác đã khiến thế giới bị tàn phá nghiêm trọng. Metaverse là lối thoát duy nhất của anh ta. Trò chơi điện tử trong metaverse này cho phép nhân vật chính tận hưởng cuộc sống của mình, kết bạn với những người bạn tuyệt vời và quên đi những khó khăn trong thực tại của mình trong một thời gian.

Khi nhắc đến đến trò chơi điện tử, hầu như mọi người nghĩ ngay đến giải trí, nhưng thực tế tiềm năng của nó còn lớn hơn rất nhiều. Trò chơi điện tử và thế giới kỹ thuật số có khả năng mô phỏng môi trường thế giới thực và thậm chí vượt qua giới hạn của thực tế để góp phần cải thiện cuộc sống theo nhiều cách khác nhau.
Các nhà phát hành trò chơi ngày nay đã và đang tìm cách thực hiện bước nhảy này. Nhà phát hành Fortnite – Epic Games là một trong những công ty đang làm việc cực kỳ chăm chỉ để biến vũ trụ trò chơi điện tử của họ thành metaverse.

Roblox cũng là một công ty lớn về lĩnh vực Gaming đang khao khát tạo ra metaverse. Trò chơi của họ đã tồn tại hơn một thập kỷ trong đó nó cho phép người dùng xây dựng thế giới số của mình và tương tác với bạn bè trực tuyến. Gần đây Roblox đã quyết định IPO, và phần lớn do ý định theo đuổi metaverse, công ty đã đạt được mức định giá hơn 39 tỷ USD.
Từ đó có thể thấy rằng, nếu ai đó định theo đuổi metaverse, họ sẽ cần bắt đầu với lĩnh vực gaming trước tiên.

 

Metaverse và Blockchain Gaming

Đầu tiên phải nói tới The Sandbox, nổi lên như một trò chơi trên mạng Ethereum vào năm 2012, gây ra tác động cực kỳ tích cực đến cộng đồng tiền điện tử. Mặc dù nó không phải là game duy nhất trên blockchain, nhưng sự thật là Sandbox có những đặc điểm khiến nó trở nên độc đáo trong phong cách của mình.
Anh em có thể kiếm tiền từ sự sáng tạo trong các mảnh đất “ảo” được gọi là LAND và cũng cho phép trao đổi các LAND với token của riêng được gọi là SAND xung quanh nền kinh tế được tạo ra trong hệ sinh thái.
Nền tảng blockchain gaming thứ 2 có thể kể tới là Decentraland, một nền tảng tuyệt vời khác trong không gian Ethereum.

Giống như The Sandbox, người dùng ở Decentraland có thể kiếm tiền từ các vật phẩm sáng tạo thông qua token MANA, đóng vai trò như một phương tiện trao đổi trong Metaverse này. Decentraland là dự án đầu tiên trong hệ sinh thái Blockchain gaming và do đó nó sở hữu số lượng người dùng và vật phẩm khổng lồ lớn hơn nhiều so với các đối thủ hiện thời. Ngoài hai game này, hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều trò chơi Metaverse và Blockchain vì hai lĩnh vực này đang dần trở nên phổ biến và quan trọng hơn bao giờ hết.

Liệu Metaverse sẽ trở nên tất yếu trong tương lai?

Mặc dù Metaverse hiện tại trong lĩnh vực nghệ thuật, trò chơi, … đã bắt đầu xuất hiện, nhưng nó vẫn chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu. Tương lai của nó còn khá hứa hẹn để phát triển và bùng nổ, giống như cách trí thông minh nhân tạo AI đã làm trong lịch sử công nghệ của nhân loại.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân mình, sự phát triển này không tồn tại một switch point nào đó để “turn on” Metaverse trong một thời điểm cụ thể, đồng nghĩa với việc không có “before Metaverse” hay “after Metaverse”. Thay vào đó nó sẽ xuất hiện dần dần, đi kèm theo những thay đổi về văn hóa sử dụng của người dùng và khả năng nâng cấp công nghệ trong tương lai.
Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Metaverse sẽ là thứ thay đổi công nghệ trong tương lai, giống như cách mà Internet thay đổi thế giới 60 năm về trước vậy.