Stablecoin là tài sản kỹ thuật số được thiết kế để bắt chước giá trị của các loại tiền pháp định như đồng đô-la hoặc đồng euro. Chúng cho phép người dùng chuyển giá trị trên toàn cầu với giá rẻ và nhanh chóng trong khi vẫn duy trì sự ổn định về giá.
Các loại tiền mã hoá như Bitcoin và Ethereum nổi tiếng về biến động giá khi định giá bằng tiền pháp định. Điều này là dễ hiểu, vì công nghệ blockchain vẫn còn rất mới và thị trường tiền mã hoá còn tương đối nhỏ. Thực tế, giá trị của tiền mã hoá không gắn liền với bất kỳ tài sản nào là điều thú vị từ góc độ thị trường tự do, nhưng nó có thể gây trở ngại khi nói đến khả năng sử dụng.

Từ quan điểm công nghệ, tiền mã hoá mã là một sự đổi mới tuyệt vời. Tuy nhiên, những biến động về giá trị đã khiến chúng trở thành những khoản đầu tư có rủi ro cao và không lý tưởng để trở thành phương tiện thanh toán. Vào thời điểm giao dịch kết thúc, tiền mã hoá có thể có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với giá trị tại thời điểm chúng được gửi.

Nhưng stablecoin không gặp vấn đề như vậy. Các tài sản này có sự biến động giá không đáng kể và giá trị của nó gắn chặt chẽ với tài sản cơ bản hoặc tiền pháp định mà chúng mô phỏng. Do đó, chúng đóng vai trò là tài sản trú ẩn an toàn đáng tin cậy trong bối cảnh thị trường đầy biến động.

Có một số cách để một stablecoin có thể duy trì sự ổn định của nó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số cơ chế được sử dụng, thảo luận về ưu điểm và hạn chế của chúng.

Stablecoin hoạt động như thế nào?

Có nhiều loại stablecoin, mỗi loại sẽ neo giá theo những cách khác nhau. Dưới đây là một số loại stablecoin phổ biến nhất.

Các stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định

Đây là loại stablecoin phổ biến nhất, được bảo đảm trực tiếp bằng tiền pháp định với tỷ lệ 1: 1. Chúng ta gọi đây là những stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định. Một tổ chức phát hành trung tâm (hoặc ngân hàng) dự trữ một lượng tiền pháp định và phát hành một lượng token tương ứng.

Ví dụ: nhà phát hành có thể dự trữ một triệu đô-la và phân phối một triệu token, trị giá một đô-la cho mỗi đơn vị. Người dùng có thể tự do giao dịch những thứ này như cách họ làm với token hoặc tiền mã hoá; và vào bất cứ lúc nào, chủ sở hữu cũng có thể đổi chúng lấy số USD tương đương.

Rõ ràng có một rủi ro không thể giảm thiểu nằm ở phía đơn vị phát hành. Vì vậy, các công ty này phải thực sự đáng tin cậy. Không có cách nào để người dùng xác định một cách chắc chắn liệu tổ chức phát hành có dự trữ đúng số tiền cam kết hay không. Tốt nhất, công ty phát hành nên cố gắng minh bạch nhất có thể khi công bố các báo cáo kiểm toán, nhưng hệ thống này không phải là đáng tin cậy 100%.
Binance cung cấp hai loại stablecoin được hỗ trợ bởi tiền pháp định – BUSD, duy trì mức neo với đô-la Mỹ và BGBP được đảm bảo bằng đồng bảng Anh.

Các loại stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hoá

Các stablecoin được bảo đảm bởi tiền mã hoá tương tự như stablecoin được bảo đảm bởi tiền pháp định. Tuy nhiên, khác biệt chính của loại stablecoin này là chúng sử dụng tiền mã hoá để làm tài sản thế chấp. Nhưng vì tiền mã hoá là kỹ thuật số, các hợp đồng thông minh xử lý việc phát hành của các đơn vị này.
Các stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hoá cần ít niềm tin hơn, nhưng cần lưu ý rằng chính sách tiền tệ được các cử tri xác định là một phần trong hệ thống quản trị (governance). Điều này có nghĩa là nếu bạn không tin tưởng vào một tổ chức phát hành duy nhất, thì bạn cũng phải tin tưởng tất cả những người tham gia mạng sẽ luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của người dùng.
How To Design A Cryptocurrency With Stablecoins

Để có được loại stablecoin này, người dùng khóa tiền mã hoá của họ vào một hợp đồng, hợp đồng sẽ phát hành token. Sau đó, để lấy lại tài sản thế chấp của mình, họ trả lại stablecoin vào cùng một hợp đồng (cùng với bất kỳ khoản lãi nào).

Các cơ chế ổn định giá thường là khác nhau và dựa trên thiết kế của từng hệ thống. Cốt lõi của loại tiền này là sự kết hợp giữa lý thuyết trò chơi và các thuật toán trên chuỗi nhằm khuyến khích người tham gia giữ giá ổn định.

Các stablecoin thuật toán

Các stablecoin thuật toán không được hỗ trợ bởi tiền pháp định hoặc tiền mã hoá. Thay vào đó, giá được neo bằng các thuật toán và hợp đồng thông minh, quản lý việc cung cấp các token đã phát hành. Về mặt chức năng, chính sách tiền tệ của loại tiền này khá giống chính sách quản lý tiền tệ quốc gia được các ngân hàng trung ương sử dụng.
Về cơ bản, một hệ thống stablecoin theo thuật toán sẽ làm giảm nguồn cung token nếu giá giảm xuống dưới giá của loại tiền pháp định mà nó theo dõi. Nếu giá vượt qua giá trị của tiền pháp định, các token mới sẽ được đưa vào lưu thông để làm giảm giá trị của stablecoin.
Đôi khi loại tiền này được gọi là stablecoin không thế chấp. Tuy nhiên, điều này không thực sự chính xác về mặt kỹ thuật – vì thực tế chúng vẫn được thế chấp, mặc dù không giống với hai loại tiền trước. Trong trường hợp xảy ra sự kiện thiên nga đen , các stablecoin thuật toán có thể sử dụng một số loại tài sản thế chấp để xử lý các động thái khi thị trường đặc biệt bất ổn.

Các trường hợp sử dụng stablecoin

Đến nay, phổ biến nhất vẫn là các stablecoin được thế chấp. Những đồng tiền có thể kể đến bao gồm: Tether USD (USDT) , True USD (TUSD) , Paxos Standard (PAX) , USD Coin (USDC) và Binance USD (BUSD). Tuy nhiên, vẫn có những loại tiền thuộc dạng khác hiện đang có mặt trên thị trường. Bitshares USD và DAI là các đồng tiền mã hóa được thế chấp, trong khi Carbon và Basis (hiện đã không còn tồn tại) là các ví dụ về các biến thể tiền thuật toán.

Danh sách này còn rất dài nữa. Thị trường stablecoin rất rộng lớn, bằng chứng là sự gia tăng của hàng trăm dự án stablecoin trong thời gian gần đây.

Ưu và nhược điểm của stablecoin

Lợi thế chính của stablecoin là khả năng cung cấp một phương tiện trao đổi bổ sung cho tiền mã hoá. Do mức độ biến động cao, tiền mã hoá không được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng hàng ngày, cũng như xử lý thanh toán. Bằng độ ổn định và khả năng dễ dự đoán hơn, stablecoin đã giải quyết được rất nhiều vấn đề của tiền mã hoá.
Bằng cách hoạt động như một biện pháp chống lại sự biến động, stablecoin đóng một vai trò không nhỏ trong việc tích hợp tiền mã hoá vào thị trường tài chính truyền thống. Như hiện tại, hai thị trường này tồn tại như hai hệ sinh thái riêng biệt với rất ít sự tương tác. Với stablecoin, rất có thể tiền mã hoá sẽ được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong các thị trường cho vay và tín dụng – các thị trường mà cho đến nay, vốn chỉ được thống trị bởi các loại tiền pháp định do chính phủ phát hành.
Stablecoin là gì? - Tin tức Tiền điện tử hằng ngày
Ngoài tính hữu ích trong các giao dịch tài chính, stablecoin còn được các nhà giao dịch và nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ danh mục đầu tư của mình. Phân bổ một tỷ lệ stablecoin nhất định vào danh mục đầu tư vào là một cách hiệu quả để giảm rủi ro tổng thể. Đồng thời, điều này cũng giúp duy trì một kho lưu trữ giá trị có thể được sử dụng để mua các loại tiền mã hoá khác khi giá giảm. Đây có thể là một chiến lược hiệu quả. Tương tự như vậy, những đồng tiền này có thể được sử dụng để “chốt” lời khi giá tiền mã hoá tăng mà không cần nhà giao dịch phải rút tiền mặt.
Mặc dù đóng vai trò khiến tiền mã hoá phổ biến dễ dàng hơn, nhưng stablecoin cũng có những hạn chế nhất định. Các biến thể được thế chấp bằng tiền pháp định kém phi tập trung hơn so với các loại tiền mã hoá thông thường, vì luôn cần có một thực thể trung tâm để nắm giữ các tài sản đảm bảo. Đối với tiền mã hoá được thế chấp và không được chứng minh, người dùng vẫn cần phải tin tưởng vào cộng đồng (và mã nguồn) để đảm bảo sự trường tồn của hệ thống. Đây vẫn là những công nghệ mới, vì vậy chúng sẽ cần một thời gian để trưởng thành.

Tổng kết

Mặc dù có một số nhược điểm, nhưng stablecoin là một phần quan trọng của thị trường tiền mã hoá. Thông qua nhiều cơ chế khác nhau, các loại tiền kỹ thuật số này có thể ít nhiều duy trì mức giá ổn định được thiết lập trước. Điều này khiến chúng được sử dụng một cách đáng tin cậy, không chỉ làm phương tiện trao đổi mà còn là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư.

Mặc dù ban đầu stablecoin được thiết kế để cung cấp cho các nhà giao dịch một công cụ hiệu quả để quản lý rủi ro, nhưng rõ ràng là các ứng dụng của stablecoin đang mở rộng hơn nhiều so với việc giao dịch. Stablecoin là một công cụ mạnh mẽ có thể củng cố không gian tiền mã hoá nói chung, bổ sung thêm nhiều ứng dụng mà các loại tiền dễ bay hơi vốn không phải là lựa chọn lý tưởng.