SocialFi là gì?
SocialFi có thể hiểu như là một nền tài chính được xây dựng trong “Nền kinh tế sở hữu” (Ownership Economy), trên nguyên tắc phát triển sự tự do và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng hoặc các hội nhóm. Các giá trị đó sẽ được các Social Token (những token phi tập trung – decentralized) xây dựng và bảo mật trên công nghệ blockchain.
Hiện tại, có 2 ông lớn trong thị trường Crypto là a16z ( đầu tư vào Rally và BitClout) và Coinbase Ventures, Alameda Research đã tham gia vào mảng SocialFi này.
Về khía cạnh người dùng có rất nhiều Creators nổi tiếng ở nước ngoài cũng như các CLB bóng đá lớn ( Barcelona, PSG, Juventus ) cũng đã có Social Token riêng của họ.
Social Token là gì?
Social Token là loại token được tạo ra xung quanh một cá nhân, hay một nhóm, hay nhà sáng tạo nội dung (Creators) hay một brand nào đó. Mỗi một loại social token cũng sẽ có ứng dụng (use case) khác nhau tuỳ thuộc vào bên phát hành token như tên gọi, cộng đồng của bên phát hành token ngày càng mạnh thì token đó sẽ ngày càng có giá trị.
Có 3 loại Social Token hiện tại:
Community Token: Được phát hành và kiểm soát bởi một cộng đồng hoặc một nhóm người, thường được quản lý bởi một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).
Personal Token: Phát hành và quản lý bởi một nhà sáng tạo (Creator) hoặc một nhãn hàng (brand)
Social Platform Token: Tokens đại diện cho quyền quản trị đối với một nền tảng tạo điều kiệm cho việc phát hành và trao đổi token của các cá nhân hay cộng đồng.
Thử lấy một ví dụ cụ thể rằng mỗi một cá nhân, một người nổi tiếng, mỗi một brand, các ngành giải trí hay một lĩnh vực cụ thể nào đó … có cộng đồng trên thế giới đều phát hành ra token của mình thì anh em có thể hình dung giá trị của thị trường đó có thể đạt đến bao nhiêu?
Social Token giải quyết vấn đề gì
Social Token hơi khác một chút so với hàng loạt các token về DeFi. Chúng được xây dựng dựa trên nguyên tắc “ nền kinh tế sở hữu” với tiền đề “ một cộng đồng trong tương lai sẽ có giá trị hơn ngày hôm nay”.
Người sáng tạo có thể kiếm tiền từ công việc của họ dưới dạng một non-fungible token (NFT) hoặc Social Token và những người ủng hộ có thể tặng lại thứ gì đó để thể hiện lòng yêu mến của họ. Những người nổi tiếng tạo ra token của riêng họ để tặng chúng hoặc bán chúng để có thêm doanh thu.
Ví dụ để anh em dễ hiểu: một nghệ sĩ A điều hành một kênh telegram nổi tiếng và sản xuất video của riêng họ. Nghệ sĩ A hiện đã tạo social token ERC-20 của riêng mình có tên là token B và những người theo dõi nghệ sĩ A này sẽ mua token B để đổi lấy tương tác hoặc mua một sản phẩm.
Token sẽ được phân phối cho những người đăng ký của nhiều nền tảng liên quan khác nhau và được sử dụng để mở khoá quyền truy cập vào các nội dung độc quyền.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi của Social Token là “ sở hữu “ và “ tự do”. Đây là hai vấn đề cốt lõi mà theo mình Social Token cần giải quyết. Hầu hết những cộng đồng và những nhà sáng tạo ở thời điểm hiện tại đều phải sử dụng một centralizeed platform làm nền tảng phát triển cộng đồng và nội dung của mình. Họ bị giới hạn trong việc tiền tệ hoá (monetize) thành quả sáng tạo. Bên cạnh đó, Fan cũng bị hạn chế về những phương thức khi muốn ủng hộ thần tượng hoặc đóng góp tài chính xây dựng cộng đồng mà mình yêu mến.
Social Token mang lại những gì
Không phải ngẫu nhiên mảng Social Token sẽ là một trong những sector khổng lồ của Crypto về những lợi ích mà Social Token mang lại nó thật sự to lớn và ai cũng muốn sẽ là một phần trong miếng bánh khổng lồ này.
Tiền tệ hoá (Monetize)
Với Social – monetize là yếu tố giúp mở thêm nhiều cánh cổng mới cho các cá nhân và brand, một số yếu tố kể đến như:
Công cụ thanh toán: Fans có thể sử dụng token để đổi lấy các phụ kiện, một món đồ nào đó ( áo, mũ, khăn quàng cổ, banner …) của thần tượng hoặc brand mình thích, token cũng có thể dùng như một voucher để giảm giá trong việc thanh toán.
Tính linh hoạt: Khi Creator muốn có một lượng vốn để phục vụ nhu cầu của mình, thay vì họ phải đợi sản xuất các tác phẩm, các video của mình rồi bán và nhận tiền thì họ có thể bán một số lượng social token của mình.
Đặc quyền: Ví dụ anh em hodl một lượng token nào đó thì sẽ được một đặc quyền nhất định ( tương tự việc ae hodl token của sàn Binance, Huobi hay Gate thì anh em sẽ được quyền chơi IEO của các sàn đó, tương tự hệ thống tier trong DeFi).
Loại bỏ bên thứ ba: Các cá nhân, tổ chức, nhóm có thể gọi vốn trực tiếp từ cộng đồng, những người tin vào mình thông qua Social token.
Thúc đẩy hiệu ứng mạng lưới ( Network Effect)
Những thứ mà Social token có thể làm để thúc đẩy network effect là:
Tính mở rộng: Sở hữu token đồng nghĩa với việc anh em đã sở hữu 1 phần của dự án. Khi anh em hodl token thì sẽ có xu hướng xây dựng và phát triển hơn vì anh em có thể hiểu rằng nếu cộng đồng ngày càng lớn mạnh -> giá trị của các token anh em nắm giữ càng tăng lên và càng có giá trị.
Tính biểu tượng: Social token mang lại tính biểu tượng và có giá trị rất lớn về mặt tinh thần. Việc tặng Social token và trở thành một phần của cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới.
Các dạng Social Token tiêu biểu
Social Token được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của người sáng tạo để họ được trả công xứng đáng và tạo dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với khán giả và cộng đồng của mình. Sự trỗi dậy của” nền kinh tế người sáng tạo” lần đầu được Li Jin định nghĩa là nền kinh tế đam mê vào năm 2019. Và từ đó đến nay, Social Token đã phát triển một cách đáng kể.
Đã có hơn 30 Social Token tiêu biểu
Tổng vốn hoá thị trường của mảng Social Token là $416M
Lượng người nắm giữ token ngày càng nhiều
Có rất nhiều cộng đồng được thành lập
Rally (RLY)
Rally là một nền tảng cho phép người dùng tạo các Social Token riêng và người mua có thể hưởng những quyền lợi tự bên tạo token.
Rally tạo ra một framework giúp việc tạo và monetize Social token rất đơn giản cho cả người dùng crypto cộng với chi phí rất rẻ vì Rally được xây dựng trên sidechain riêng.
Tuy nhiên, vì xây dựng trên sidechain riêng nên Social token phụ thuộc vào Rally platform, tức là token được tạo trong Rally chỉ có thể sử dụng được trong Rally.
Bitclout (CLOUT)
Bitclout là một mạng xã hội tương tự như twitter, facebook… Tuy nhiên, Bitclout sẽ hoạt động trên cơ chế phi tập trung và cho phép người dùng có thể tạo ra những social token đại diện cho mình.
Với Bitclout thì ai cũng có thể tạo tài khoản, sở hữu token của riêng mình ngay lập tức. Người khác có thể đầu tư vào token của bất kỳ ai, người tạo có thể gửi token, tính phí và làm các tác vụ khác tuỳ nhu cầu của mình.
Nhược điểm của Bitclout là hiện còn đang ở giai đoạn mới và thiếu nhiều cơ sở hạ tầng cũng như công cụ so với các mạng xã hội hiện nay. Social token được tạo trên Bitclout thì chỉ có thể sử dụng trên Bitclout, khó tiếp cận với người dùng non-crypto.
Whale (WHALE)
WHALE community token lớn nhất hiện nay được tạo ra từ TryRoll.
Điểm đặc biệt của WHALE là token được backed bởi một vault chứa NFT, số NFT đó sẽ được trao đổi nhằm tăng giá trị cho vault, từ đó tăng giá trị token.
WhaleShark Pro được ca ngợi là nhà sưu tập NFTs nổi tiếng với bộ sưu tập trị giá hơn 2 triệu đô được lưu trữ trong kho do cộng đồng sở hữu. WHALE tương đương với quyền sở hữu chung bộ sưu tập đó. Hiện tại nó đã phát triển thành một hệ sinh thái gồm các nghệ sĩ, các nhà sưu tập và những người đam mê thúc đẩy thương hiệu WHALE thông qua các chiến dịch khuyến khích cộng đồng.
Friends With Benefits (FWB)
Khẳng định mình là “nền tảng kỹ thuật số kết nối công nghệ và văn hoá cộng đồng “ . FWB là một nhóm sôi nổi gồm những người có hiểu biết sâu về tiền điện tử và những người sáng tạo tò mò về tiền điện tử tập hợp lại với nhau để bàn về tương lai của Web3.
Friends With Benefits chuẩn bị cho ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2021, do đó cộng đồng này rất đáng được coi trọng. Với sự tăng trưởng nhanh của số lượng nghệ sĩ,lập trình viên và nhà văn. FWB cung cấp quyền truy cập vào các kênh có giá trị cao, bao gồm bài luận do cộng đồng viết ra, Discord bots để lưu lại những đường link quan trọng, đăng ký độc quyền Substack và cuộc trò chuyện định kỳ #coffee-time.
Tại sao lại nói SocialFi sẽ là xu hướng của tương lai
Cũng không cần quá nhiều số liệu để mọi người cảm nhận rằng thời đại của những Creators đang đến, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của mô hình KOLs và Infuencer. Ngày càng nhiều nền tảng được tạo ra tuy nhiên những nền tảng tập trung đó sẽ đạt đến điểm bão hoà khi có quá nhiều Creators trong khi các giải pháp kiếm tiền hạn chế và còn thiếu tính linh hoạt. Điển hình như Youtube đang dần bão hoà và những Creators mới sẽ khó khăn hơn trong việc phát triển cộng đồng cũng như gia tăng thu nhập. Họ sẽ dịch chuyển dần sang các ứng dụng khác như Tiktok để phát triển cộng đồng của mình và trở thành các KOLs và gia tăng thêm thu nhập cho chính họ.
Chính tính “tự do” sẽ là một yếu tố tiên quyết để SocialFi trở thành xu hướng sắp tới. Khi mà các Creators có thể linh hoạt hơn trong giải pháp tăng thu nhập, tăng lượng tương tác và phát triển cộng đồng của mình. Còn Fans ngoài việc ủng hộ thần tượng còn có thể có quyền đóng góp, xây dựng cộng đồng (governance token), kiếm tiền thông qua việc trao đổi token và dễ dàng khoe với cộng đồng rằng mình là fans bự thông qua số lượng token mà mình nắm giữ hoặc mint NFT của thần tượng bằng chính token của cộng đồng fan.
SocialFi là DeFi 2.0?
Khái niệm SocialFi đã có từ rất sớm, nhưng do chưa tới thời điểm bùng nổ và cũng chưa có nhiều nhà đầu tư, các quỹ lớn quan tâm đến sự phát triển của mảng này. Khi thị trường phần đủ lớn các user am hiểu nhiều về DeFi, ánh xạ được từ CeFi qua, công nghệ blockchain phát triển, các Dapp tiện dụng hơn, sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội lớn như Twitter, Facebook, Tiktok… cũng như những nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, lạm phát, khó khăn tài chính và sự bão hoà của các mô hình, các hình thức đầu tư truyền thống… tạo điều kiện cho SocialFi trở lại. Thì liệu SocialFi sẽ đem lại những gì trong thời gian sắp tới:
Phát triển về cả quy mô và chất lượng ( tính dễ tiếp cận, an toàn, niềm tin)
Là phiên bản đời thực của DeFi, hình thức và cả nội dung sẽ đỡ xa lạ với người dùng hơn, đặc tính cơ bản là gắn liền với một hay nhiều cái tên từ thế giới thực.
Nổi bật sẽ là liên minh giữa những công ty, tổ chức, các định chế tài chính truyền thống, các ứng dụng… và một số cái tên hái ra tiền như giải trí, nghệ thuật, thể thao, esports, …
Là giai đoạn quá độ để DeFi tiến tới hình thái cuối cùng…
Lúc nào Social Token sẽ bùng nổ
Đây có lẽ là câu hỏi mà anh em đều thắc mắc và muốn được giải đáp. Tuy nhiên, cá nhân mình nhận thấy mảng SocialFi này rất cần một người dẫn đầu (Alpha Lead). Không chỉ là một dự án dẫn đầu để mang đến một giải pháp toàn diện (end to end) mà còn được đầu tư marketing hiệu quả để được sự đón nhận từ mọi cộng đồng ở các Centralized Platform khác. Mà còn là từ những nhà đầu tư (investors), Market Maker và Incubators lớn đổ tiền và công sức cho một sự bùng nổ lớn vào thời gian tới.
Hiện tại, tổng vốn hoá của các Social Token đang đạt mốc $416M. Một mặt cho thấy vị thế của Social token còn đang rất là thấp so với các mảng khác trong thị trường Crypto rộng lớn. Tuy nhiên con số đó cũng cho thấy rằng SocialFi cũng đang là một categories tiềm năng trong thời gian sắp tới và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Ta có thể thấy rằng sự phát triển của xu hướng thị trường khi số lượng cá nhân, nhóm bắt đầu tạo ra Social tokens cũng như giá trị của chúng ngày càng tăng nhanh. Bởi vì Social token còn đang ở trong một giai đoạn rất mới, rủi ro nhiều nhưng cơ hội cũng rất lớn. Hi vọng rằng xu hướng tiếp theo của thị trường tiền điện tử, Social Tokens sẽ sớm trở thành một big trends tương tự như DeFi hay Game “play to earn”. Khi mà các quỹ lớn như a16z, Coinbase Ventures hay Alameda Research thời gian gần đây cũng đã quan tâm và đầu tư cho một số dự án về mảng Social này. Các blockchain như Solana hay Polkadot cũng đã có một vài dự án raise vốn thành công như Solcial, PolkaSocial … hay một số dự án về Social Media như Audius cũng đã có những thành công nhất định.