Polkadot Là Gì?

POLKADOT là một mạng lưới công nghệ Blockchain đa chuỗi (multi-chain) không đồng nhất, với khả năng mở rộng. Công nghệ lõi của POLKADOT chính là multi-chain, giúp hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như thời điểm hiện tại.

Với multi-chain, các tổ chức có thể xây dựng các hệ thống Blockchain trực tiếp trên nền tảng của POLKADOT – điểm này tương đồng với các Token trên ERC-20 chạy trên hợp đồng thông minh của mạng lưới Ethereum.

POLKADOT là thế hệ trẻ nổi lên trong thị trường tiền kỹ thuật số và như một lời khẳng định về sự lỗi thời của các mạng lưới cũ khi không thể xử lý được các vấn đề về tốc độ và phí giao dịch.

Những Đặc Điểm Nổi Bật Của POLKADOT

  • Khả năng tương tác

Các ứng dụng trong hệ sinh thái POLKADOT có thể chia sẻ thông tin với nhau tương tự như các ứng dụng trên thiết bị di động của bạn. Bạn nhận được một lời mời tham gia buổi họp qua hòm thư điện tử, lịch họp này có thể kết nối với các ứng dụng lịch làm việc hàng ngày của bạn và nhắc việc. Hoặc ví như ví điện tử có thể kết nối trực tiếp với App của ngân hàng vậy.

Các dApps trên hệ sinh thái của POLKADOT cũng có thể kết nối với các ứng dụng trên nền tảng Blockchain khác của Ethereum hay Bitcoin qua Bridge. Những token trên những nền tảng Blockchain khác nhau cũng có thể giao tiếp và chuyển đổi dễ dàng, giúp các nhà đầu tư tiếp cận các dự án mới trên POLKADOT đơn giản hơn.

  • Khả năng mở rộng

Hệ sinh thái POLKADOT sử dụng multi-chain (công nghệ chuỗi), giúp xử lý đồng thời nhiều giao dịch trên parachain song song, nhờ đó mà POLKADOT cũng có tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng.

Hiện tại, Ethereum xử lý tối đa khoảng 15 giao dịch trong 1 giây, nhưng với một ứng dụng đơn lẻ của POLKADOT đã có thể xử lý khoảng 1000 giao dịch/ giây. Tốc độ xử lý giao dịch của hệ sinh thái này gấp hàng trăm lần so với một dApps đơn lẻ, hay hàng trăm nghìn giao dịch/ giây. Điều này đồng nghĩa là việc mở rộng của mạng lưới chỉ là vấn đề sớm muộn.

  • Khả năng nâng cấp

Các ứng dụng luôn cải tiến công nghệ để nâng cao chức năng hoạt động. Với Blockchain việc này không đơn giản, nó đòi hỏi sự phân tách token nguyên bản làm 2 và tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành. Với hệ sinh POLKADOT, việc này diễn ra vô cùng dễ dàng vì các ứng dụng không cần phân tách, phù hợp với các công nghệ mới một cách kịp thời.

  • Tự quản trị

Người nắm giữ DOT Token có quyền quản lý hệ sinh thái theo ý kiến của họ hoặc thử nghiệm các ý tưởng mới giúp nâng cấp hoặc hoàn thiện mạng lưới. Những đề xuất này sẽ được thông qua bỏ phiếu số đông. Hệ sinh thái POLKADOT cũng thường xuyên thu thập ý kiến của cộng đồng để tạo nên một môi trường lành mạnh, phát triển hơn.

  • Tính cá nhân hoá

Hệ sinh thái cho phép các parachain riêng lẻ tự thiết kế ứng dụng thông qua Substrate, phù hợp với từng chức năng, mục đích của mỗi dự án. Các parachain này tối ưu hoá nhờ vào việc loại bỏ những thuật toán không cần thiết theo hướng cải tiến và mang lại trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho người dùng.

Polkadot Giải Quyết Được Những Vấn Đề Gì ?

Như đã đề cập ở phần giới thiệu, Polkadot ra đời nhằm giải quyết những vấn đề mà những người đàn anh đi trước chưa giải quyết được. Và đương nhiên là lớp trẻ sẽ luôn năng động, nhiệt huyết và tìm cách bứt phá ra khỏi cái bóng của thế hệ cũ.

  • Tốc độ giao dịch

Với cấu trúc parachain (sẽ được giải thích ở phần sau), Polkadot có thể xử lý đến 1000 giao dịch một giây – đây là con số gấp 10 lần tốc độ trên Ethereum.

  • Quy mô mạng lưới và tính mở rộng

Tính mở rộng là một trong những ưu điểm vượt trội của Polkadot và đó cũng là điều mà các nhà đầu tư cần. Nó giúp nhiều ý tưởng mới, dự án mới được hình thành trên mạng lưới Polkadot và giúp hệ sinh thái này ngày càng chiếm được sự ủng hộ của cộng đồng. Chính vì thế, vốn hóa của Polkadot liên tục tăng trưởng và lật đổ các thế lực cũ là điều không cần phải bàn cãi.

  • Độ tin cậy của các mạng lưới mới

Với các mạng lưới mới, thật khó để xây được cộng đồng lớn, đồng thời huy động niềm tin từ các bên tham gia. Polkadot xử lý vấn đề trên nhờ việc kết nối nguồn lực từ nhiều chuỗi bằng cơ chế Relay Chain.

Các thành phần trong mạng lưới Polkadot

  • Relay Chain: Hệ thống quản trị đảm bảo tính đồng thuận cũng như kết chuỗi linh hoạt giữa các chuỗi trong mạng lưới. Relay Chain được biểu thị bằng vòng tròn xám ở giữa để kết nối các chuỗi blockchain.
  • Parachain: Hiểu nôm na thì đây là một loạt chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Nhiều dự án có thể xây dựng parachain và kết nối với relay chain để tận dụng hiệu ứng mạng lưới của Polkadot, giúp tăng tốc độ phát triển hệ thống của ứng dụng mình lên nhiều lần. Parachain được biểu thị bằng các đốm hồng trên hình.
  • Parathread: Đây cũng giống các parachain, song các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các dự án không có nhu cầu kết nối thường trực.
  • Bridge: Cầu nối với các mạng lưới khác như Ethereum hay Bitcoin.

Hệ Sinh Thái POLKADOT

DEX POLKADOT

Nếu DEX trên Ethereum có 2 loại là Orderbook và AMM với những hạn chế về kỹ thuật, thanh khoản On-chain thì với POLKADOT, các parachain được thiết kế riêng để phục vụ các chức năng xác định, giúp kết hợp các mẫu ứng dụng khác nhau. Hiện có một vài dự án DEX nổi bật như sau:

Zenlink Dex Network – AMM & Dex Aggregator (Parachain)

Zenlink Dex Network bao gồm DEX Application, Zenlink DEX Aggregator và Module Zenlink DEX.

Nhờ vào tích hợp Module Zenlink DEX, các parachains có thể sở hữu các khả năng DEX nhanh chóng, chia sẻ thanh khoản cho các parachain khá, sau cùng là Zenlink DEX Aggretator. Chỉ cần một cú click chuột, người dùng có thể truy cập thanh khoản từ các parachain và chọn ra mức giá cho cặp giao dịch tốt nhất.

Zenlink Dex Network bao gồm DEX Application, Zenlink DEX Aggregator và Module Zenlink DEX

Polkaswap – AMM & Dex Aggregator 

Trên POLKADOT, các nhà phát triển có thể lựa chọn:

  • Trở thành parachain bằng việc xây dựng dựa trên Substrate framework
  • Xây dựng dApp, Protocol trên parachain

Polkaswap đi theo hướng thứ hai, xây dựng một Dex Aggregator trên Sora Network. Nó cho phép thiết lập nhiều nguồn thanh khoản theo thuật toán tổng hợp. Điều này cho phép thực hiện lệnh bằng cách sử dụng những ưu đãi tốt nhất từ các nguồn trên hệ thống.

Polkaswap không được xây dựng như một parachain từ đầu, nên để tương tác với các Blockchain khác nó cần sử dụng Bridge.

Manta Network – Private Swap (Parachain)

Đây là giao thức cung cấp tính ẩn danh cho người dùng, ứng dụng zk-SNARK và xây dựng trên Substrate Framework của POLKADOT.

Hiểu đơn giản hơn, Manta sẽ giải quyết vấn đề ẩn danh bằng cách Tokenizing ra các tài sản ẩn danh với tỉ lệ 1:1. Bộ sản phẩm của nó gồm:

  • Payment Protocol
  • Lending Protocol (tương lai)
  • Decentralized Exchange Protocol
  • Synthetic Asset Protocol (tương lai)

Các Private Tokens hoạt động trong DeFi và người dùng thông qua các DEX của Manta để Swapping, sau đó hướng tới ứng dụng với Payment, Lending, Synthetic Assets. Ngoài ra, Manta cũng có thể tương tác với các parachain và chain khác.

Manta Network là giao thức cung cấp tính ẩn danh cho người dùng

Hydradx – Dynamic Swap (Parachain)

Mô hình DEX này tương tự với Thorchain, sử dụng Native Token của dự án HDX làm thước đo giá trị và dự trữ cho các tài sản niêm yết. Ngoài ra, Hydradx cũng tiếp xúc với nhiều parachain dễ dàng, chuyển giao với Ethereum qua Bridge. Hiện Hydradx là tập hợp các sản phẩm đơn lẻ, tiếp đó sẽ hướng tới Lending và Derivatives.

Hydradx sử dụng Native Token của dự án HDX làm thước đo giá trị và dự trữ cho các tài sản niêm yết

Những Phần Quan Trọng Của POLKADOT

Karura

Là một nền tảng hợp đồng thông minh, tối ưu hoá cho DeFi và tương thích với EVM.

dApp đầu tiên trên Karura gồm một bộ ứng dụng tài chính, là:

  • Debt Protocol: cung cấp cho người dùng lock KSM và Liquid KSM để mint stablecoin KUSD
  • Derivative Liquid Staking: staking KSM và nhận về Synths token tượng trưng cho KSM, người dùng nhận được phần thưởng staking và có thể sử dụng Synths token tham gia các dApp khác trên DeFi
  • AMM: dùng thanh khoản các tài sản Karura
  • Yield Farming: staking LP token của AMM Karura và nhận thưởng

Sau khi kết nối với relay chain, Karura cũng lần lượt triển khai các tính năng dApp như:

  • Debt Protocol: chỉ chấp nhận KSM và Liquid KSM, hướng tới mở rộng ra các tài sản khác được dùng thế chấp
  • Derivative Liquid Staking: người dùng đặt cọc KSM và mint Liquid KSM, sau đó dùng để tham gia Debt Protocol và AMM, tính năng Withdraw hiện chưa hoạt động.
  • AMM: ở dạng Permissionless khi chỉ cho phép người dùng swap và add liquidity KUSD, KSM, KSM.

Quý IV/ 2021, các Protocol và dApps khác sẽ ra mắt trên Karura và bắt đầu các chiến dịch tài trợ, thu hút nhà phát triển trên nền tảng, hứa hẹn sẽ tạo nên một hệ sinh thái rộng lớn hơn.

Karura là một nền tảng hợp đồng thông minh, tối ưu hoá cho DeFi và tương thích với EVM

Moonriver

Là một nền tảng hợp đồng thông minh, tương thích với Ethereum. Ưu điểm của nó là cho phép các Protocol và dApps trên Ethereum di chuyển dễ dàng trên Kusama.

Tháng 8/2021, Moonriver thành công ra mắt mainnet trên Kusama, với hơn 60 nhóm dự án trong Moonbeam có thể bắt đầu triển khai hợp đồng thông minh, dApps trên Moonriver không giới hạn.

Ngoài ra, các chương trình bootstrapping thanh khoản trong tương lai gần sẽ được khởi động, Moonbeam Foundation phân bổ 10% nguồn cung MOVR khuyến khích các chương trình này trong năm thứ nhất.

Moonriver là một nền tảng hợp đồng thông minh, tương thích với Ethereum

Shiden Network

Là một nền tảng hợp đồng thông minh hỗ trợ cả WASM và EVM, các nhà phát triển sẽ lựa chọn máy ảo phù hợp tùy theo trường hợp sử dụng.

Khi kết nối với relay chain của Kusama, Shiden đang kích hoạt chương trình tạo dựng mạng lưới thúc đẩy hệ sinh thái phát triển, cung cấp cho người dùng các tiện ích:

  • Marketing
  • Kỹ thuật deploy hợp đồng thông minh trên Shiden
  • Kết nối nhà đầu tư
  • Early-Stage Project Grants

Shiden Network là một nền tảng hợp đồng thông minh hỗ trợ cả WASM và EVM

Tiềm Năng Phát Triển Của Dự Án

Hiện nay, POLKADOT vẫn là một dự án mới mẻ, dù nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư và đội ngũ nhà phát triển trên toàn cầu. POLKADOT đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của DeFi, với các dự án cốt lõi như DEX – sàn giao dịch phi tập trung, Oracle – nguồn dữ liệu, Stablecoin, Yield Farming hay Lending and Borrowing…

Hệ sinh thái POLKADOT đang khởi động nhiều chương trình mới trong giai đoạn tới. Các nhà đầu tư đang chờ đợi các dự án cải tiến, mô phỏng ứng dụng DeFi của Ethereum được khởi tạo trên POLKDADOT.

POLKADOT đi theo hướng kết nối với Bridge thay vì cạnh tranh hệ sinh thái như ở Ethereum 2.0. Nó muốn hỗ trợ các nền tảng Blockchain khác, mở rộng mạng lưới DeFi cross-chain, nâng cao trải nghiệm người dùng. Hứa hẹn, tương lai gần, sẽ ngày càng nhiều Blockchain kết nối và tìm đến POLKADOT.

20 Coin Thuộc Hệ Sinh Thái Polkadot Có Vốn Hóa Lớn Nhất

  • Có thể xem chi tiết tại ĐÂY
  1. DOT
  2. LINK
  3. KSM
  4. ONT
  5. ZRX
  6. ANKR
  7. REN
  8. RENBTC
  9. RLC
  10. OCEAN
  11. REEF
  12. EWT
  13. CERL
  14. PHA
  15. MATH
  16. LINA
  17. TRAC
  18. POLS
  19. XOR
  20. ADX

Tổng Kết

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về hệ sinh thái POLKDADOT và những tiềm năng mà dự án hứa hẹn. Mong rằng bài viết này giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về thông tin cũng như những đặc tính mà hệ sinh thái POLKADOT đang hướng tới, từ đó có thể đưa ra cho mình sự lựa chọn đầu tư phù hợp và an toàn.