Thời đại công nghiệp 4.0 là câu nói quen thuộc của nhiều người trẻ hiện đại. Nhưng liệu bạn có biết được bản chất thực sự của cách mạng công nghiệp 4.0 là gì không?
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã chính thức xuất hiện từ năm 2017. Tuy nhiên đến nay vẫn không nhiều người thực sự hiểu được bản chất của nó. Chủ đề bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách mạng công nghiệp 4.0 là gì, những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam.
Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Hiểu một cách đơn giản nhất, thì cách mạng công nghiệp 4.0 có nghĩa là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các cuộc cách mạng trước là:
- Cách mạng công nghiệp lần 1 đánh dấu cột mốc ứng dụng năng lượng từ nước, hơi nước vào trong sản xuất, cơ giới hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu nhân công lao động.
- Cách mạng công nghiệp lần 2 đánh dấu cột mốc sử dụng điện năng trong sản xuất và phục vụ phần lớn các ngành công nghiệp.
- Cách mạng công nghiệp lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa quy trình sản xuất.
Từ cách mạng lần 3, cách mạng công nghiệp 4.0 kết thừa, phát triển giữa vật lý, sinh học, kỹ thuật số, tạo thành một cuộc cách mạng lớn toàn cầu. Cuộc cách mạng này diễn ra đầu tiên ở các nước phát triển. làn sóng công nghệ 4,0 nhanh chóng lan rộng mạnh mẽ và trở thành một xu hướng tất yếu trên toàn cầu.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tốc độ của cách mạng công nghiệp 4.0 là không có tiền lệ. Nó phát triển vượt bậc, nhanh chóng, mạnh mẽ như vũ bão và nhanh chóng bao trùm các nền công nghiệp lớn trên thế giới. Một sự chuyển đổi chưa từng thấy của hệ thống sản xuất và quản lý, hướng đến tự động hàng loạt. Điển hình nhất có thể thấy được là sự phát triển mạnh mẽ của internet cũng như trí tuệ nhân tạo (AI).
Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra thế nào?
Từ cuộc cách mạng 3.0, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên nhiều phương diện:
- Kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo, Internet, Big Data (dữ liệu lớn)
- Công nghệ sinh học: Những đổi mới toàn diện về nông nghiệp, y dược, thủy sản, hóa học, vật liệu, năng lượng tái tạo, chế biến thực phẩm, chỉnh sửa gen,…
- Vật lý: Máy in 3D, robot thế hệ mới, xe tự lái, công nghệ nano, các loại vật liệu mới, công nghệ nano phân tử,…
Có thể thấy được, hàng loạt vấn đề đã thay đổi cùng với cách mạng công nghiệp 4.0. Rất nhiều những ứng dụng mới, sản phẩm mới, nền tảng công nghệ mới đã ra đời. Hàng loạt những thay đổi đã diễn ra và đang diễn ra. Cuộc cách mạng bắt đầu từ những nước châu Âu. Trải qua 3 năm, cách mạng công nghiệp 4.0 gần như phủ sóng ở quy mô toàn cầu.
Tiêu chuẩn để một hệ thống trở thành nền công nghiệp 4.0
Không phải bất kỳ tổ chức hay hệ thống nào cũng được công nhận là công nghiệp 4.0. Một hệ thống được công nhận đạt đến chuẩn cách mạng công nghiệp 4.0 phải hội tụ được các điều kiện sau đây:
- Khả năng giao tiếp đảm ổn định và mang tính kết nối tốt. Điều này có nghĩa là mọi thiết bị máy móc và cảm biến cũng như con người được kết nối thông suốt với nhau, đảm bảo được liên lạc với nhau.
- Thông tin của hệ thống phải đảm bảo minh bạch. Hệ thống công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một bản sao hoàn hảo của thế giới thật. Bản sao này sẽ được hình thành thông qua những dự liệu mà hệ thống thu thập được.
- Kỹ thuật tân tiến, hiện đại. Máy móc, robot trong hệ thống đảm bảo được các chức năng xử lý công việc, đưa ra quyết định. Đồng thời chúng có thể giúp con người xử lý được các công việc nguy hiểm và độc hại
- Tự động hóa: Trong toàn bộ hoặc một phần quy trình sản xuất vận hành, hệ thống máy móc sẽ tự đưa ra những quyết định hoạt động. Con người không cần phải thực hiện như các quy trình sản xuất cũ trước đây.
Như vậy, từ hệ thống máy móc đến nền tảng cảm biến, mọi thứ phải đảm bảo đạt chuẩn, hướng đến mục tiêu tự động hóa hoàn toàn. Con người không cần nhúng tay vào nhiều việc, nhưng vẫn có thể kiểm soát mọi thứ dễ dàng thông qua hệ thống máy tính kết nối. Khi đó, hệ thống sẽ đảm bảo đạt chuẩn 4.0.
Cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0
Dễ dàng thấy được, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến rất nhiều cơ hội cho toàn thế giới.
Sau 3 năm kể từ khi cuộc cách mạng này bắt đầu, chúng ta có thể thấy được rất nhiều vấn đề đã thay đổi trên toàn cầu:
- Vạn vật được kết nối chỉ với hệ thống internet
- Sự kết nối giữa các doanh nghiệp tốt hơn, tạo thành một chuỗi cung ứng thống nhất cho hàng loạt ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo đến phân phối sản phẩm.
- Những yêu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng với tốc độ nhanh chóng nhất. Doanh nghiệp không cần sản xuất hàng loạt, mà hướng đến sản xuất độc lập phục vụ nhu cầu từng khách hàng.
- Các phương tiện di chuyển, vận tải hiện đại, tối tân, an toàn và đẳng cấp hơn, hướng nhiều đến trải nghiệm của người dùng.
- Cách doanh nghiệp CNTT sẽ trở nên “ăn nên làm ra” với hàng loạt những đơn hàng lớn từ khách hàng doanh nghiệp. Doanh nghiệp CNTT sẽ đóng vai trò trung gian tiếp nhận thông tin khách hàng, quảng bá sản phẩm và giúp người dùng chọn được sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
- Điện thoại thông minh và nhu cầu sử dụng internet ngày càng lớn, chiếm đến 80% dân số toàn cầu.
- Ô tô không người lái.
- Cấy ghép gen, điều chỉnh gen, những đột phá ấn tượng về điều trị những căn bệnh hiểm nghèo.
- Sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ robot và trí tuệ nhân tạo.
Thách thức và những mặt trái
Tồn đọng dễ thấy nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là sự phá vỡ thị trường lao động. Hàng loạt ngành nghề tiến đến tự động hóa, kéo theo đó là hàng loạt những lao động thất nghiệp. Những ngành nghề thất nghiệp nhiều nhất có thể kể đến là:
- Vận tải
- Tư vấn tài chính
- Môi giới bất động sản
- Bảo hiểm
- May mặc
- Giày da
- Công nhân trong các nhà máy sản xuất
Những thay đổi của cách mạng 4.0 đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi kịp thời để không bị rớt lại phía sau. Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ thông tin cùng nhiều phát minh vĩ đại khác khiến cho diện mạo thế giới thay đổi từng ngày.
Khi nền kinh tế thay đổi quá nhanh, sẽ dẫn đến những bất ổn. Bất ổn từ kinh tế sẽ dẫn đến những bất ổn trong đời sống con người. Từ đó là những bất ổn về chính trị. Từng quốc gia phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước làn sóng 4.0, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bất ổn toàn cầu.
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến Việt Nam như thế nào?
Là một nước đang phát triển, nên có thể thấy được sự ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến nước ta chưa nhiều. Tuy nhiên những biểu hiện manh nha của nó thì đã dần định hình và có thể thấy rõ được. Điển hình nhất phải kể đến là sự phát triển của hệ thống internet.
Tuy nhiên, xét trên nhiều bình diện, thì trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn rất yếu kém. Do đó tiếp nhận cuộc cách mạng 4.0 là một nỗ lực không hề nhỏ. Để có thể tạo nên những thay đổi giá trị làm bật dậy nền kinh tế, thì Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo nhất có thể.
Tổng kết
Những thay đổi của cách mạng công nghiệp 4.0 đã dần hiện diện trong bộ máy kinh tế của nước ta. Mang đến nhiều cơ hội để đổi mới đất nước, nhưng nó cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức lớn. Hy vọng chúng ta sẽ có được những thay đổi tích cực nhất để kịp hòa nhịp chung với thế giới và trở thành quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ trong tương lai gần.