Đòn bẩy tài chính được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều trong chiến lược kinh doanh, bởi nếu biết cách sử dụng đúng sẽ mang lại những khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Nhưng không phải ai cũng hiểu đòn bẩy tài chính là gì?

Thuật ngữ này được hiểu đơn giản là lấy chính nguồn vốn đi vay để mang đi đầu tư, thay vì lấy khoản tiền vốn sẵn có của doanh nghiệp. Có thể thấy, chiến lược kinh doanh này có thể tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp không xác định đúng hướng đi cũng như hoạt động các dự án kém hiệu quả. Ngược lại, nếu áp dụng tốt, đầu tư đúng hướng thì có thể đem lại lợi nhuận cao.

Hiện nay, có rất nhiều các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu ích để gia tăng thu nhập, tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều doanh nghiệp đã bị chính việc lạm dụng chiến lược này dẫn đến tình trạng lâm vào nợ nần, thậm chí là phá sản. Có thể nói, đòn bẩy tài chính như một con dao hai lưỡi, có thể mang đến lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chủ doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Theo khái niệm chính xác trong kinh tế học, “đòn bẩy tài chính” thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng khoản vốn đi vay để làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (hoặc vốn chủ sở hữu, hoặc thu nhập trên mỗi cổ phần). Khoản vốn này thuộc vào nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán.

Hệ số nợ là chỉ số thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng công cụ đòn bẩy. Hệ số nợ càng cao chứng tỏ công ty rất ưa sử dụng công cụ này, ngược lại, hệ số nợ càng thấp thì doanh nghiệp không quá lạm dụng đòn bẩy tài chính.

Đương nhiên, việc sử dụng đòn bẩy ở mức độ cao sẽ cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn. Nhưng cùng với đó sẽ lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp đó. Mức độ đòn bẩy tài chính cao đồng nghĩa với việc vốn chủ sở hữu có tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.

Ví dụ: Việt và Nam cùng mở cửa hàng kinh doanh điện thoại, trong đó

– Việt có 10.000.000VNĐ và mua được 10 chiếc điện thoại với giá 1.000.000 VNĐ/chiếc. Việt đang dùng nguồn vốn của mình để kinh doanh mà không sử dụng đến đòn bẩy tài chính

– Nam vay thêm 5.000.000 VNĐ để mua 15 chiếc điện thoại cùng với giá 1.000.000 VNĐ/chiếc. Lúc này, Nam đã sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc sở hữu 15 chiếc điện thoại chỉ với 10.000.000 VNĐ của mình

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Mặc dù tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bên cạnh lợi nhuận thu về, tuy nhiên, đòn bẩy tài chính vẫn là công cụ tài chính ưa thích của các doanh nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà đầu tư cũng sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng nhất định trong chiến lược kinh doanh của công ty, có thể kể đến như:

  • Bù đắp sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh doanh, đồng thời, gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong tương lai.
  • Là một công cụ nhằm thúc đẩy mức lợi nhuận sau thuế của chủ doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đây đồng thời cũng là công cụ kìm hãm sự gia tăng mức lợi nhuận đó.
  • Là “lá chắn thuế” của doanh nghiệp. Bởi khoản vay cũng như phần tiền lãi được tính vào chi phí của doanh nghiệp, đương nhiên nó sẽ được khấu trừ vào phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn mà vẫn tăng sinh lợi nhuận.

Không chỉ đối với doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các trader khi tham gia giao dịch tại các sàn forex. Đây là công cụ giúp các nhà đầu tư nhân số vốn lên gấp nhiều lần, nhằm thu về những khoản lợi nhuận lớn hơn. Các sàn giao dịch sẽ cung cấp cho các trader nhiều mức đòn bẩy khác nhau.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Cách tính đòn bẩy tài chính có thể được xác định thông qua công thức sau:

Trong đó:

  • EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
  • EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu

Để tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả ( I ), ta sẽ được công thức mới

Với: 

  • F: chi phí cố định; 
  • v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm; 
  • p: giá bán; 
  • Q: số lượng sản phẩm
  • I: lãi vay phải trả

Để hiểu rõ hơn về cách xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính như thế nào đến hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Doanh nghiệp A kinh doanh loại sản phẩm B với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ, trong đó bao gồm 50.000.000 VNĐ đi vay với lãi suất 10%/năm. Dự kiến trong năm 2021, doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm, giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000 VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000 VNĐ. Bài toán đặt ra là xác định được mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp.

Ta có: 

  • I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ
  • F = 40.000.000 VNĐ
  • v = 14.000 VNĐ
  • p = 20.000 VNĐ
  • Q = 10.000 sản phẩm.

Áp dụng công thức trên, ta có mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp là:

EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ

 

Kết luận: Với EBIT = 20.000.000 VNĐ (mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay), khi doanh nghiệp A tăng/giảm 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34%.

Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Bất kể cơ hội đầu tư nào cũng tiềm ẩn các rủi ro bên cạnh lợi nhuận thu về, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng không ngoại lệ. Bởi vậy, khi sử dụng công cụ này cho các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chủ doanh nghiệp phải có định hướng tốt để tránh tình trạng khủng hoảng, ngưng đọng vốn của công ty.
  • Lựa chọn nơi cho vay vốn uy tín: ngân hàng, các tổ chức tín dụng để lãi suất được ổn định và không gặp rủi ro phá sản.

Kết luận

đòn bẩy tài chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong số các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư rất ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính đặc biệt trong việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư, các giao dịch thương mại. Họ luôn kỳ vọng rằng lợi nhuận được tạo ra có tỷ suất cao hơn lãi suất đi vay. Tuy nhiên, nó tiềm tàng rất nhiều rủi ro nếu như chủ doanh nghiệp không có chiến lược sử dụng nguồn vốn đúng đắn.